Màn hình OLED là một trang bị quen thuộc trên những chiếc điện thoại tầm trung, tivi, máy tính bảng. Nó được sử dụng hầu hết trên những sản phẩm tầm trung tới cao cấp. Điều này khiến nhiều người dùng phải đặt ra câu hỏi “màn hình OLED là gì?” Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tấm nền OLED ( Organic Light-Emitting Diode) là một loại Diode phát sáng (LED) trong đó lớp phát xạ điện quang là một màng thuốc (film) là chất bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Lớp phát sáng này, được đặt giữa hai điện cực và thường thì ít nhất một trong hai điện cực này là trong suốt.
Về cơ bản, tấm nền này sẽ sở hữu nhiều điểm ảnh có khả năng tự phát sáng và tắt ánh sáng. Điều này giúp cho màn hình OLED có thể hiển thị hình ảnh sống động hơn, màu đen sâu hơn. Tuy nhiên, công nghệ màn hình này lại có chi phí sản xuất khá cao.
1.2 Cấu trúc màn hình OLED
Màn hình OLED có cấu trúc 4 lớp gồm:
Lớp đầu tiên là tấm nền, bộ phần này được chế tạo bởi thủy tinh hoặc nhựa. Chức năng của nó là giúp làm bệ đỡ cho các bộ phận khác trên màn hình.
Lớp thứ hai là Anode, giúp tạo ra những khoảng trống để có thể chứa được lượng điện tích dương khi dòng điện đi qua.
Lớp thứ ba Cathode thì sẽ trái ngược với Anode, nó sẽ chịu trách nhiệm giúp tạo ra các điện tích ấm hoặc là electron khi dòng điện chạy qua.
Lớp thứ bốn là lớp bán dẫn hữu cơ, đây là một bộ phận được cấu thành bởi hai thành phần chính với chức năng khác nhau. Đầu tiên là lớp dẫn, được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ, sẽ giúp vận chuyển các chỗ trống từ Anode. Thứ hai sẽ là lớp phát sáng, electron từ trong cathode sẽ được truyền tải qua lớp này.
2. Ưu nhược điểm của màn hình OLED
2.1 Ưu điểm của màn hình OLED
Việc tấm nền OLED được ưa chuộng vì nó sở hữu khá nhiều ưu điểm so với màn hình IPS. Bạn có thể tham khảo ưu điểm của màn hình OLED dưới đây:
Độ bền cao, nhẹ hơn: Vì đã loại bỏ đèn nền và lớp màn trập nên tấm nền OLED sẽ có trọng lượng nhẹ hơn. Tấm nhựa thay thế mới có trọng lượng nhẹ hơn và độ bền cao hơn.
Chất lượng hình ảnh tốt hơn: Tấm nền OLED sử dụng bộ lọc màu sắc riêng biệt, nên màu sắc hiển thị sẽ được đen hơn và sâu hơn, gam màu cũng sẽ rộng hơn.
Góc nhìn rộng hơn: Tấm nền OLED cũng có thể hiển thị góc nhìn rộng hơn lên tới gần 90 độ. Điều giúp người dùng có thể nhìn màn hình từ nhiều góc độ khác nhau mà không thay đổi màu sắc màn hình.
Tiêu thụ ít điện năng: Màn hình OLED không cần bất kỳ một dòng điện hay mạch điện nào để có thể phát sáng đèn LED. Điều này sẽ giúp cho thiết bị tiết kiệm điện hơn. Đồng thời có màu đen sâu hơn khi đóng tất cả màn hình trập của các điểm ảnh và ánh sáng của nền.
2.2 Nhược điểm của màn hình OLED
Tấm nền OLED cũng có những nhược điểm nhất định có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. Hãy cùng tìm hiểu nhược điểm của nó dưới đây:
Gây hại cho người dùng: Chiếc màn hình này sẽ gây ảnh hưởng đến người dùng khi sử dụng liên tục ở ngoài trời nắng.
Tuổi thọ ngắn: Có tuổi thọ sử dụng bị giới hạn.
Lỗi lưu ảnh: Màn hình thường sẽ có hiện tượng Burn-in.
Chi phí cao: Chi phí để sản xuất cũng như mua sản phẩm có màn hình này khá là cao.
Dễ hỏng nếu ẩm ướt: Màn hình này sẽ không phù hợp sử dụng trong môi trường bị ẩm.
Trong bài viết là thông tin chi tiết về màn hình OLED, bạn có thể nắm rõ cấu trúc cũng như ưu nhược điểm của tấm nền này. Đồng thời là những điện thoại xách tay giá rẻ được trang bị tấm nền này. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Bình luận
Vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận !