CS1: Số 7 Ngõ 121 Thái Hà, HN (Có chỗ đỗ ô tô)

CS2: Số 22 Ngõ 68 Cầu Giấy, HN (Có chỗ đỗ ô tô)

Hotline: 090 154 8866

Khẩu độ là gì? Khẩu độ ảnh hưởng thế nào tới camera?

Đan Trường 09:52:26 AM 16/04/2024 Hướng dẫn kỹ thuật 64 Lượt xem

Nếu bạn là người đam mê chụp ảnh thì khẩu độ là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn nên chú ý. Đây là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh mà bất cứ ai cũng cần phải biết. Vậy khẩu độ là gì? Nó có ý nghĩa thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Khẩu độ là gì?

Khẩu độ là độ mở của ống kính cho phép ánh sáng đi qua vào trong máy ảnh. Nói một cách đơn giản thì khẩu độ giống như mở mắt. Ở điều kiện ánh sáng thấp, khẩu độ sẽ mở rộng để thu được nhiều ánh sáng hơn và ngược lại sẽ thu nhỏ trong môi trường ánh sáng mạnh. Điều này sẽ giúp cho hình ảnh có độ tương phản tốt nhất.

Khẩu độ của ống kính càng lớn tức thì trong một khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được càng nhiều. Máy ảnh sẽ điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu.

2. Ý nghĩa của khẩu độ

2.1 Ảnh hưởng đến độ phơi sáng

Khẩu độ ảnh hưởng lớn đến các hiệu ứng của một bức ảnh, trong đó có độ phơi sáng (exposure). Khẩu độ giúp bạn điều chỉnh độ sáng của một bức ảnh. Khi bạn mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến sẽ nhiều, giúp ảnh sáng hơn. Và khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng vào đến cảm biến ít, khiến ảnh tối hơn.

2.2 Ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh (Depth of Field) là thuật ngữ để diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh. Khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng cao, tất cả các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh đều được đảm bảo đúng nét. Nếu khẩu độ được mở rộng tối đa thì độ sâu trường ảnh sẽ nông và tách đối tượng ra khỏi hậu cảnh làm cho đối tượng chi tiết hơn và hậu cảnh nhòe đi.

3. Đơn vị đo khẩu độ

Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f, có một số thông số phổ biến như: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4,… Khi mở khẩu thì số f sẽ giảm đi và khép khẩu thì số f sẽ tăng lên. Vùng ảnh đúng nét càng nhỏ khi số f càng nhỏ, ngược lại thì khi số f lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn hơn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh cho bức ảnh của bạn.

Khi số f nhỏ nhất, khẩu độ sẽ mở rộng tối đa. Điều này cho phép ánh sáng đi vào tốt nhất và hình ảnh sẽ có hiệu ứng xóa phông nổi bật. Chính vì thế, ở môi trường ánh sáng thấp bạn nên mở rộng khẩu độ để thu được nhiều ánh sáng.

4. Các loại khẩu độ trên máy ảnh

Mỗi kích thước khẩu độ sẽ cho chất lượng hình ảnh khác nhau. Có rất nhiều kích thước khẩu độ bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • f/0.95 - f/1.4: Khẩu độ này chỉ xuất hiện trên ống kính cao cấp. Nó cho phép máy ảnh thu thập nhiều ánh sáng trong điều kiện ban đêm, trong phòng hay chân dung. Với số f-stop rộng như vậy, hình ảnh thu được sẽ có được độ sâu trường rất nông và đối tượng sẽ được tách biệt khỏi nền.
  • f/1.8 - f/2.0: Khẩu độ này dành cho người đam mê nhiếp ảnh, nó có khả năng thu sáng yếu hơn một chút so với khoảng phía trên. Dù vậy, khẩu độ này vẫn có thể giúp bạn tạo ra các bức ảnh đẹp. Khẩu độ từ f/1.8 tới f/2 tạo ra ảnh có độ sâu trường ảnh phù hợp cho các đối tượng ở khoảng cách gần.
  • f/2.8 - f/4: Đa số các ống kính Zoom đều bị giới hạn ở phạm vi f/2.8 đến f/4. Mức khẩu độ này không có khả năng thu sáng quá tốt nhưng vẫn mang tới hình ảnh ổn định trong môi trường ánh sáng thấp. Khẩu độ này cung cấp độ sâu trường ảnh phù hợp cho tất cả đối tượng. Điều đó mang tới độ sắc nét, chi tiết tuyệt vời cho hình ảnh.
  • f/5.6 - f/8: Đây là khẩu độ lý tưởng cho những bức ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc. Phạm vi f/5.6 - f/8 mang tới độ chi tiết tổng thể và hình ảnh sắc nét ở mọi chi tiết.
  • f/11 - f/16: Đây cũng là khẩu độ tốt để chụp ảnh phong cảnh hay chụp ảnh macro. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận khi điều chỉnh xuống quá f/8 vì ảnh sẽ bắt đầu mất độ sắc nét do ảnh hưởng của nhiễu xạ ống kính.
  • f/22 và nhỏ hơn: Khẩu độ trong khoảng này có độ sắc nét rất thấp. Vì thế, nếu bạn cần tăng độ sâu trường ảnh thì nên di chuyển ra xa đối tượng. Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật xếp chồng tiêu điểm thay thế.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi khẩu độ trên máy ảnh với chế độ tự động hoặc thủ công. Ở chế độ thủ công, bạn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh thông qua độ mở của khẩu độ. Tăng 1 f stop khẩu độ sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Ngược lại, giảm 1 f stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

Đánh giá của bạn (0 vote):

Bình luận

Vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận !

Hủy
Hình ảnh về HUNGMOBILE